Lập chỉ mục là quá trình quan trọng giúp Google xếp hạng một website. Website được lập chỉ mục mới có thể xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm. Cùng SEO Web Đà Nẵng tìm hiểu lập chỉ mục Google là gì? Ở cuối bài viết, chúng tôi sẽ bật mí một số phương pháp giúp lập chỉ mục nhanh chóng cho website mà bạn có thể áp dụng ngay cho dự án SEO của mình.
Lập chỉ mục Google là gì?
Lập chỉ mục Google là quá trình trang web đã được các Bot Google thu thập dữ liệu và phân tích nội dung cũng như các tài nguyên trên trang web. Và lưu trữ thành công trang web vào kho chỉ mục của Google. Các trang đã được lập chỉ mục sẽ được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google (SERP) nếu không vi phạm các nguyên tắc về chất lượng.
Lập chỉ mục (indexing) là bước thứ 2 trong quá trình xếp hạng một website của Google bao gồm Crawling , Indexing, Ranking. Để hiểu hơn về quá trình thu thập dữ liệu và xếp hạng của các bộ máy tìm kiếm. Bạn nên đọc bài viết “Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?” của chúng tôi.
Cách kiểm tra website đã được lập chỉ mục chưa
Có rất nhiều cách để kiểm tra trang web đã được lập chỉ mục hay chưa. Dưới đây là 3 cách nhanh chóng, hiệu quả mà các chuyên gia SEO tại SEO Web Đà Nẵng hay thực hiện.
- Kiểm tra index trực tiếp từ Google
- Kiểm qua thông qua Google Search Console
- Kiểm tra hàng loạt qua Spineditor
Chúng ta sẽ cùng nhau đi chi tiết vào từng phương pháp ngay sau đây:
Kiểm tra index trực tiếp từ Google
Để kiểm tra xem liệu một url đã được lập chỉ mục bởi Google hay chưa, bạn có thể gõ trực tiếp Url của website đó lên Google.
Ví dụ:
Dưới đây chúng tôi sẽ kiểm tra với url:
https://seoweb.danang.vn/serp-la-gi/
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra toàn bộ các trang đã được index trên Google của một website bất kỳ bằng cú pháp: site:domain . Theo dõi hình để biết chi tiết!
Kiểm tra lập chỉ mục url thông qua Google Search Console
Google Search Console là công cụ do chính Google tạo ra giúp các nhà quản trị website gửi website lên các Google. Xem các thông tin quan trọng về website như CTR, lượt hiển thị, vị trí trung bình, index, thông báo lỗi website…
Bạn có thể kiểm tra lập chỉ mục url thông qua Google Search Console bằng các bước đơn giản sau:
Bước 1: Truy cập website Google Search Console tại đây!
Bước 2: Nếu bạn quản lý nhiều website, chọn đúng website cần kiểm tra. Nhập url cần kiếm tra và ô tìm kiếm, bấm enter.
Bước 3: Quan sát thông số mà Google Search Console trả về. Như hình dưới là url đã được lập chỉ mục rồi nhé.
Kiểm tra hàng loạt url bằng Spineditor
Spineditor là công cụ giúp kiểm tra thứ hạng, tìm kiếm từ khóa, kiểm tra index url rất hiệu quả. Với các hướng dẫn trên bạn chỉ có thể kiểm tra lần lượt các url. Với spineditor bạn có thể kiểm tra lập chỉ mục Google hàng loạt đơn giản:
Bước 1: Truy cập công cụ Spineditor tại đây! Nếu chưa có bạn có thể mua công cụ này với mức giá chỉ 300k/năm. Rất dễ chịu phải không.
Bước 2: Truy cập vào tab kiểm tra tên miền -> Lập list url cần kiểm tra:
Ở đây có 2 lựa chọn:
- Kiểm tra tên miền: Công cụ sẽ trích xuất tên miền từ url và kiểm tra cho mỗi tên miền.
- Tải link: Công cụ sẽ load toàn bộ link đã nhập để kiểm tra.
Với yêu cầu kiểm tra index danh sách url, bạn chọn tùy chọn “Tải link” nhé.
Bước 3: Bấm Check index và xem kết quả.
Cách lập chỉ mục Google nhanh chóng cho website
Đọc đến đây chắc hẳn bạn cũng đang mong chờ các cách lập chỉ mục Google cho website một cách nhanh chóng. Dưới đây là các cách mà SEO Web Đà Nẵng đã áp dụng thành công cho nhiều dự án SEO của chúng tôi.
Liên kết nội dung cũ với nội dung mới
Bot Google sẽ khám phá các trang web mới dự trên các website cũ mà chúng đã thu thập dữ liệu. Vì vậy cách index tốt nhất là chèn một liên kết vào các bài viết đã được lập chỉ mục đến bài viết mới để Bot Google dễ dàng khám phá ra nội dung mới.
SEO Web Đà Nẵng đã tạo một liên kết từ bài viết “Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?” đã được index về bài viết này để thúc đẩy quá trình index.
Tạo và gửi Sitemap trong Google Search Console
Sitemap giúp thông báo cho các công cụ tìm kiếm biết về các thay đổi trên website như bài viết mới, cập nhật nội dung. Vì vậy việc tạo và gửi sitemap trong Google Search Console là điều tiên quyết bạn nên làm sau khi xây dựng xong một website.
Để tạo sitemap bạn có thể cài đặt các plugin SEO phổ biến như Yoast SEO, Rank Math SEO, All In ONE SEO,…
Gửi url trực tiếp trong Google Search Console
Bạn có thể gửi trực tiếp url thông qua Google Search Console, tuy nhiên với phương pháp này bạn chỉ có thể gửi từng url một.
Ép index bằng các tools hỗ trợ
Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ index bài viết, bạn có thể tham khảo một số công cụ như:
- Ping-O-matic
- Twingly
- LarIndex
- Sinbyte
Chia sẻ bài viết lên các mạng xã hội
Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội cũng là cách để lập chỉ mục bài viết lên Google cực kỳ hiệu quả. Với việc chia sẻ bài viết lên nhiều mạng xã hội khác nhau như twitter, facebook, linkedin, pinterest… bài viết của bạn có thể index trong vòng 2 – 3 tiếng sau khi đăng tải.
Tại sao website không được lập chỉ mục?
Có rất nhiều lý do mà một url không được index bởi Google. Dưới đây là các lỗi phổ biển khiến trang web của bạn không được index mặc dù đã thử hết các phương pháp trên:
- Url bị chặn trong file robots.txt
- Trang bị chặn lập chỉ mục bởi thẻ noindex
- Trang bị chuyển hướng
- Nội dung website copy kém chất lượng
- Website mới tạo, còn yếu
Với lỗi nội dung có thẻ noindex và trang bị chuyển hướng, SEO Web Đà Nẵng đã có bài viết Khắc phục lỗi: “Bị loại trừ bởi thẻ noindex” và Khắc phục lỗi: Trang có lệnh chuyển hướng cực kỳ chi tiết bạn có thể tham khảo.
Cuối cùng, SEO Web Đà Nẵng đã giới thiệu và giải thích chi tiết lập chỉ mục Google là gì? Cách kiểm tra url đã được lập chỉ mục chưa. Chúng tôi cũng đưa ra các phương pháp giúp lập chỉ mục website tốt nhất. Nếu trang web của bạn vẫn gặp khó khăn trong việc index. Hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn.
0 Lời bình